Article Hero

Bài 1: Các chiến lược giao dịch hàng đầu mà mọi trader nên biết

24 minutes
1646030406.png
Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
27 tháng 4 2023
Chiến lược giao dịch (trading strategy) và phong cách giao dịch (trading style) có giống nhau?

Chiến lược giao dịch (trading strategy) dựa trên một loạt các phân tích để xác định hướng mua vào hoặc bán ra một cặp tiền tệ, cổ phiếu hoặc tiền điện tử; từ đó lên các kế hoạch vào và thoát lệnh kịp thời cũng như quản lý rủi ro hiệu quả. Các chiến lược giao dịch có thể dựa trên một tập hợp các tín hiệu thu được từ các công cụ phân tích kỹ thuật hoặc các sự kiện tin tức.

Chiến lược giao dịch gồm hai loại chính: thủ công hoặc tự động:

  • Giao dịch tự động, còn được gọi là giao dịch thuật toán, liên quan đến việc đặt lệnh giao dịch dựa trên các điều kiện được lập trình sẵn dựa trên một kế hoạch cụ thể. Loại giao dịch này giúp loại bỏ các yếu tố cảm xúc và tâm lý của trader, thường là nguyên nhân chính dẫn đến những phán đoán sai lầm. Một trong những cách dễ nhất để bắt đầu giao dịch tự động là sử dụng phần mềm Chuyên gia Cố vấn (EA) để giao dịch.
  • Giao dịch thủ công, còn được gọi là giao dịch tùy nghi, là nơi trader dựa vào các điều kiện nhất định để thực hiện giao dịch của họ. Chiến lược giao dịch này bao gồm việc ngồi trước màn hình máy tính, tìm kiếm tín hiệu và diễn giải kế hoạch giao dịch để quyết định xem phải làm gì. Nó không phải là giao dịch “bốc đồng” mà dựa trên hiểu biết sâu sắc về thị trường tài chính và kinh nghiệm giao dịch đáng kể.  

Sự khác biệt giữa chiến lược giao dịch và phong cách giao dịch  

Các trader mới thường hay nhầm nhầm lẫn giữa “phong cách giao dịch” (trading style) và “chiến lược giao dịch” (trading strategy). Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt đáng kể mà mọi nhà giao dịch cần hiểu rõ.

Phong cách giao dịch phụ thuộc rất lớn vào sở thích, bản tính và mục đích của nhà đầu tư trên thị trường. Hãy thử tưởng tượng trong âm nhạc, có các phong cách phổ biến như pop, ballad, rock, ... thì đối với giao dịch cũng vậy, cũng có những phong cách khác nhau.

Trong khi đó, chiến lược giao dịch là kết quả kéo theo của một phong cách giao dịch bất kỳ, nó thực chất chính là một kế hoạch giao dịch, bao gồm các công đoạn lên danh sách công việc cần thực hiện, các công cụ cần sử dụng và thời điểm giao dịch hợp lý để giúp các bạn đạt được lợi nhuận như mong muốn.

Làm thế nào để sử dụng chiến lược giao dịch? 

  • Xác định phong cách giao dịch của bản thân
  • Tìm hiểu các chiến lược giao dịch (phương pháp trade) phổ biến nhất
  • Học cách phát triển chiến lược giao dịch trong 5 bước
  • Mở tài khoản giao dịch để có quyền truy cập vào nền tảng giao dịch uy tín.
  • Kiểm tra các chiến lược khác nhau để tìm ra chiến lược nào phù hợp nhất với phong cách giao dịch của bạn.  

Không hề có một “chìa khóa đa năng” – phương pháp tiếp cận phù hợp với tất cả loại hình giao dịch và phương pháp trade của mỗi nhà giao dịch sẽ không giống nhau. Chiến lược giao dịch phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào mức độ ưa thích rủi ro, phong cách giao dịch, động lực và nhiều yếu tố khác.

Vì vậy, trader cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tham gia thị trường trực tiếp và thực hành trên tài khoản demo để trau dồi kỹ năng.  

Các phong cách giao dịch (trading style) phổ biến nhất  

Phong cách giao dịch của từng cá nhân là “độc nhất” và phù hợp với tính cách của từng trader cụ thể. Dưới đây là bốn phong cách giao dịch phổ biến nhất được sắp xếp theo thời gian giao dịch:

  1. Giao dịch dài hạn (Position)
  2. Giao dịch lướt sóng (Swing)
  3. Giao dịch trong ngày (Intraday)
  4. Scalping

Giao dịch dài hạn (Position trading)   

Khung thời gian: dài hạn (vài tuần hoặc vài tháng)  
Thời gian nắm giữ lệnh: tháng đến năm  

Giao dịch theo vị thế là cách vào lệnh tại vị thế đẹp và giữ lệnh dài hạn trong nhiều tháng. Giao dịch position thường liên quan đến việc tham gia thị trường khi xuất hiện dấu hiệu điều chỉnh (pullback), chờ đợi và sau đó bán trước khi xu hướng dài hạn tăng trở lại từ vùng hỗ trợ và tiếp tục. Phong cách này gắn liền với các xu hướng dài hạn (vì vậy hãy chú ý đến các nguyên tắc cơ bản liên quan đến giao dịch dài hạn).

Đầu tư là hình thức giao dịch vị thế được “công nhận” rộng rãi nhất. Tuy nhiên, một nhà đầu tư sẽ triển khai chiến lược “mua và nắm giữ”, trong khi giao dịch vị thế có thể đề cập đến các vị thế bán - để bán một tài sản - cũng như thông qua CFD (hợp đồng chênh lệch).  

Giao dịch theo vị thế (position trading)
Biểu đồ hàng tuần của S&P 500 (Nguồn: CAPEX WebTrader)

Ưu điểm của giao dịch vị thế

  • Lợi nhuận cao. Giao dịch vị thế cho phép các nhà giao dịch sử dụng đòn bẩy cao, vì khả năng xảy ra sai lầm nhỏ hơn so với giao dịch thông thường.
  • Không gây ảnh hưởng tâm lý và an tâm hơn khi giao dịch. Một trong những lợi thế lớn nhất của giao dịch vị thế là các vị thế không cần phải kiểm tra hàng ngày.

Nhược điểm của giao dịch vị thế

  • Lỗ nặng. Các nhà giao dịch vị thế có xu hướng bỏ qua những biến động nhỏ có thể dẫn đến đảo ngược xu hướng hoàn toàn và dẫn đến “thua đậm.”
  • Phí swap (phí qua đêm). Phí swap là một khoản hoa hồng trả cho nhà môi giới. Nếu vị thế được mở trong một thời gian dài, các khoản phí qua đêm sẽ “bào mòn” hết tài khoản đầu tư của bạn.

Giao dịch lướt sóng (Swing trading)  

Khung thời gian: ngắn hạn đến trung hạn (vài ngày hoặc vài tuần)  
Thời gian nắm giữ lệnh: vài ngày đến vài tuần  

Thuật ngữ “giao dịch lướt sóng” (swing trading) đề cập đến phong cách giao dịch nằm giữa đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn, tùy theo chuyển động của bất kỳ thị trường tài chính nào. Swing trader thường tham gia sau khi thị trường đảo ngược xu hướng trong một thời gian ngắn, sau đó tiếp tục. Giao dịch swing thành công dựa vào việc giải thích độ dài và thời gian của mỗi sóng, vì chúng xác định các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng.  

Giao dịch lướt sóng (swing trading)
Biểu đồ hàng ngày của S&P 500 (Nguồn: CAPEX WebTrader)

Ưu điểm của giao dịch swing

  • Một “sở thích giao dịch” khả thi. Giao dịch lướt sóng phù hợp hơn với những người có quỹ thời gian hạn chế so với các chiến lược giao dịch khác. Tuy nhiên, nó đòi hỏi một số nghiên cứu để hiểu rõ cách thức hoạt động của các mẫu sóng.
  • Nhiều cơ hội. Giao dịch swing liên quan đến việc giao dịch "cả hai bên" của thị trường, vì vậy, các nhà giao dịch có thể mua và bán dài hạn trên một số tài sản.

Nhược điểm của giao dịch swing

  • Rủi ro qua đêm. Một số giao dịch sẽ được giữ qua đêm (tiềm ẩn nhiều rủi ro), nhưng điều này có thể được giải quyết bằng cách đặt lệnh cắt lỗ trên các vị thế giao dịch qua đêm.
  • Đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng. Cần phải nghiên cứu rất nhiều để hiểu cách phân tích thị trường, vì phân tích kỹ thuật bao gồm nhiều loại chỉ báo và mô hình kỹ thuật.

Giao dịch trong ngày (Day trading)   

Khung thời gian: ngắn hạn (5 phút đến một ngày)  
Thời gian nắm giữ lệnh: trong ngày (vài phút đến vài giờ)  

Giao dịch trong ngày hoặc day trading là phong cách giao dịch quen thuộc của nhiều trader, bởi thời gian giao dịch ngắn, không phải giữ lệnh qua đêm nên sẽ tối ưu được chi phí. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi các nhà đầu tư phải có khả năng phân tích đồ thị nhạy bén để có thể vào lệnh với tốc độ cao mỗi ngày. Day trading là phương pháp giao dịch phù hợp với những nhà đầu tư mới vì họ đều là những người ít cọ xát và chưa có nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị cho mình những chiến lược giao dịch dài hạn rõ ràng.  

Giao dịch trong ngày (day trading)
Biểu đồ S&P 500 1H (Nguồn: CAPEX WebTrader)

Ưu điểm của giao dịch trong ngày

  • Không có rủi ro qua đêm. Day trading không yêu cầu giao dịch được mở qua đêm.
  • Hạn chế rủi ro trong ngày. Một nhà giao dịch trong ngày chỉ mở các giao dịch ngắn hạn thường kéo dài khoảng 1 đến 4 giờ đồng hồ, điều này giảm thiểu khả năng rủi ro có thể tồn tại trong các giao dịch dài hạn.
  • Thời gian giao dịch linh hoạt. Giao dịch trong ngày có thể phù hợp với những trader mong muốn sự linh hoạt trong giao dịch. Họ có thể mở 1 đến 5 vị thế trong ngày và đóng tất cả chúng khi đạt được mục tiêu.
  • Nhiều cơ hội giao dịch. Một day trader có thể tận dụng cả thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời có thể mở và đóng nhiều vị thế trong ngày, bao gồm cả thị trường ngoại hối 24/7.

Nhược điểm của giao dịch trong ngày

  • Đòi hỏi tính kỷ luật cao. Các trader nên sử dụng một chiến lược giao dịch được xác định trước, hoàn chỉnh với các mức vào và thoát lệnh, để quản lý rủi ro của họ.
  • Giao dịch không lãi tích lũy. Đây là thời điểm một số vị thế không di chuyển trong ngày, giao dịch hoàn toàn không đem lại lợi nhuận.
  • Nhiều phí hơn. Giao dịch thường xuyên hơn đồng nghĩa với nhiều khoản chi phí dưới dạng hoa hồng và chênh lệch sẽ cao hơn, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư của trader.

Scalping    

Khung thời gian: ngắn hạn (1 phút đến 1 giờ)  
Thời gian nắm giữ lệnh: vài giây đến vài phút  

Scalping là hình thức giao dịch “đánh nhanh diệt gọn”, được thực hiện trong khoảng thời gian cực ngắn tính từ lúc mở lệnh đến lúc đóng lệnh để tìm kiếm một khoản lợi nhuận. Đây là phong cách giao dịch được rất nhiều trader yêu thích vì tính năng “tích tiểu thành đại” – từ những khoản lời nhuận “nhỏ mà có võ” của nó.   

Đánh Scalping
Biểu đồ 5 phút của S&P 500 (Nguồn: CAPEX WebTrader)

Ưu điểm của giao dịch Scalping

  • Không có rủi ro qua đêm. Scalpers không giữ các vị thế qua đêm và hầu hết các giao dịch chỉ kéo dài tối đa trong vài phút.
  • Giao dịch theo sở thích. Scalping phù hợp cho những người muốn một phương pháp trade linh hoạt.
  • Nhiều cơ hội giao dịch. Scalpers mở một số vị thế nhỏ với với mục tiêu “đánh nhanh thắng nhanh” so với các chiến lược giao dịch khác, do đó có rất nhiều cơ hội để giao dịch.

Nhược điểm của giao dịch Scalping

  • Khả năng ứng dụng trên thị trường hạn chế. Scalping chỉ hoạt động trong các thị trường có tính thanh khoản cao. Bởi vì đánh Scalping đòi hỏi giá biến động mạnh và khối lượng giao dịch phải đáng giá.
  • Yêu cầu tính kỷ luật cao. Thời gian vào và thoát lệnh đôi khi rất ngắn, vì thế đòi hỏi trader cần phải cực kỳ thận trọng và tập trung.
  • Cực kỳ căng thẳng. Theo dõi những biến động giá nhỏ nhất để tìm kiếm lợi nhuận có thể khiến trader gặp áp lực lớn. Do đó, phong cách giao dịch này không được khuyến khích cho các trader "chân ướt chân ráo." 

Các chiến lược giao dịch (trading strategy) phổ biến nhất  

Mọi cuộc chơi đều có quy luật của riêng nó và các trader dày dạn kinh nghiệm đều có các phương pháp trade phù hợp với bản thân. Trong bài viết này, người viết chỉ giới thiệu sơ lược về những chiến lược giao dịch phổ biến nhất với mục đích giúp các trader mới tập làm quen với những thuật ngữ này và có được những ý tưởng giao dịch ban đầu. Nếu xem phong cách giao dịch là “nàng thơ” - cảm hứng phù hợp với từng trader cụ thể, thì chiến lược giao dịch chính là “con át chủ bài” – yếu tố quyết định thành bại trong trading. Hãy cùng Capex “mổ xẻ” từng chiến lược trading phổ biến nhất.

  1. Giao dịch theo xu hướng (trend trading)
  2. Giao dịch theo phạm vi (range trading)
  3. Giao dịch đột phá (breakout trading)
  4. Giao dịch đảo chiều (reversal trading)
  5. Giao dịch động lượng (momentum trading)
  6. Giao dịch dựa trên tin tức (news trading)
  7. Giao dịch chênh lệch giá (arbitrage trading)

Chiến lược giao dịch theo xu hướng

Giao dịch theo xu hướng được xem là một chiến lược trung hạn, phù hợp nhất với các nhà giao dịch theo vị thế (position trader) hoặc các nhà giao dịch theo sóng (swing trader), và do đó chủ yếu dựa trên phân tích kỹ thuật về sức mạnh của xu hướng. Mục tiêu của các nhà đầu tư là theo dõi xu hướng thị trường cho đến khi giá biến động cho thấy dấu hiệu suy yếu hoặc đảo chiều. Từ đó, có thể đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả để thu về lợi nhuận.

Các trader theo xu hướng không có một “cái nhìn” cố định về việc thị trường sẽ đi đâu hoặc theo hướng nào. Tư duy cơ bản của họ là “Tôi đúng hoặc tôi ra khỏi cuộc chơi”. Xác định xu hướng chính xác giúp nhà đầu tư kiếm lời một cách nhanh chóng với rủi ro ít nhất, ngược lại xác định sai xu hướng đồng nghĩa với giao dịch thất bại. Điều quan trọng nhất là phải luôn tỉnh táo và thích ứng vì xu hướng có thể nhanh chóng thay đổi. Hơn nữa, các nhà giao dịch theo xu hướng cần phải nhận thức được rủi ro khi thị trường đảo chiều, và có thể giảm thiểu chúng bằng các lệnh cắt lỗ (trailing stop-loss order).

Chiến lược giao dịch theo phạm vi

Giao dịch theo phạm vi là một trading strategy tìm cách tận dụng lợi thế “bị khóa” của một tài sản trong vùng giá (trading range) hoặc kênh giao dịch đi ngang (sideways channel) và cố gắng mua vào ở mức giá thấp đồng thời bán ra ở mức giá cao. Loại giao dịch này hoạt động khi đồ thị giá có cả xu hướng đi ngang hoặc yếu và các kênh giá rộng vẫn nằm trong các đường hỗ trợ và kháng cự. Trading theo phạm vi phù hơp với các scalper, vì nó tập trung vào việc thu lợi nhuận trong ngắn hạn, tuy nhiên, chiến lược giao dịch này vẫn có thể xuất hiện trong tất cả các khung thời gian và phong cách.

Trong khi trader theo xu hướng tập trung vào xu hướng tổng thể, các trader theo phạm vi sẽ tập trung vào các dao động ngắn hạn của giá.

Đây là một chiến lược giao dịch ngoại hối phổ biến, vì nhiều trader cho rằng tiền tệ vẫn ở trong một phạm vi giao dịch có biến động đáng kể giữa các mức giá.

Chiến lược giao dịch đột phá

Trading strategy này được xem là phương pháp giao dịch theo đà và theo xu hướng hiện tại của giá, với kỳ vọng sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự hoặc phá vỡ mức hỗ trợ, giá sẽ tiếp tục theo quán tính tăng hoặc giảm sau đó.

Breakout xảy ra trong tất cả các loại thị trường. Thông thường, các biến động giá breakout là kết quả của các đột phá kênh và phá vỡ mô hình giá như tam giác, cờ, đỉnh và đáy kép hoặc mô hình vai đầu vai.

Giao dịch đột phá thường được sử dụng bởi day trader và swing trader, vì nó tận dụng các chuyển động thị trường từ ngắn hạn đến trung hạn. 

Chiến lược giao dịch đảo chiều

Chiến lược giao dịch đảo chiều dựa trên việc xác định khi nào xu hướng hiện tại sẽ đảo chiều. Khi đó, trading strategy này mang nhiều đặc điểm giống với chiến lược giao dịch theo xu hướng - vì nó có thể kéo dài trong những khoảng thời gian khác nhau.

Đảo chiều thể xảy ra theo cả hai hướng, vì nó đơn giản là một bước ngoặt trong tâm lý thị trường.

Đảo chiều thường xảy ra trong giao dịch trong ngày và diễn ra nhanh chóng, nhưng chúng cũng có thể diễn ra trong nhiều ngày, nhiều tuần và nhiều năm. Đảo ngược xảy ra trên các khung thời gian khác nhau có liên quan đến các phong cách giao dịch khác nhau. Reversal trong ngày trên biểu đồ năm phút không quan trọng đối với các chiến lược giao dịch dài hạn, nơi các trader đang theo dõi tín hiệu đảo chiều trên biểu đồ hàng ngày hoặc hàng tuần. Tuy nhiên, nó lại đặc biệt quan trọng đối với một nhà giao dịch trong ngày.

Chiến lược giao dịch động lượng

Momentum trading là trading strategy mua và bán tài sản theo sức mạnh gần đây của xu hướng giá; dựa trên ý tưởng rằng nếu có đủ lực đằng sau một động thái giá, giá sẽ tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng. Mục tiêu của trader là theo dõi các biến động giá để tìm cơ hội giao dịch dài hạn trong các xu hướng tăng ngắn hạn và thoát ra khi giá bắt đầu mất đà.

Chiến lược giao dịch theo đà dựa trên các yếu tố chính sau: biến động, khối lượng và khung thời gian.

Trader động lượng tập trung vào hành động giá hơn là tăng trưởng dài hạn và các nguyên tắc cơ bản, sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như chỉ báo động lượng, RSI, đường trung bình độngchỉ báo dao động Stochastic.

Chiến lược giao dịch dựa trên tin tức

Các nhà giao dịch trong ngày duy nhất quan tâm đến các nguyên tắc cơ bản là các trader tin tức. Giống với bất kỳ loại hình giao dịch nào, chiến lược giao dịch tin tức chủ yếu dựa trên phân tích kỹ thuật và phương pháp suy luận, với các chỉ số kinh tế đóng vai trò là chất xúc tác.

Các nhà giao dịch tin tức cần phải nắm bắt các động thái mới nhất của thị trường sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vị thế của họ. Ngoài ra, họ cần có khả năng hiểu tin tức từ góc độ thị trường chứ không chỉ chủ quan.

Chiến lược giao dịch chênh lệch giá

Đây là chiến lược giao dịch tận dụng sự chênh lệch về giá hoặc tình trạng kém hiệu quả trong thị trường tài chính (như ngoại hối, hàng hóa và cổ phiếu), với mục đích kiếm lợi nhuận.

Giao dịch chênh lệch giá là một trading strategy phổ biến trong nền tảng giao dịch, chủ yếu phổ biến giữa các tổ chức tài chính lớn. Tuy nhiên, đây là một chiến lược giao dịch tương đối ít rủi ro, tận dụng sự khác biệt về giá giữa các thị trường.  

Thực hành chiến lược giao dịch trong 5 bước  

Đối với các trader mới bước chân vào thị trường, kiến thức giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật rất rộng: từ các chỉ báo, tín hiệu giao dịch đến phương pháp và chiến lược giao dịch phù hợp, …

Dù vậy, trader vẫn còn một chặng đường dài ở phía trước. Để hiểu được khối lượng kiến thức khổng lồ cũng như dần quen với các kỹ thuật và phương pháp trade, cách tốt nhất chính là xây dựng một hệ thống các bước cần thực hiện.

Dưới đây là quy trình năm bước cơ bản nhất giúp nhiều trader nắm bắt được các chiến lược kỹ thuật của riêng họ:

Bước 1 - Tìm kiếm cơ hội trong các biểu đồ khung thời gian dài hơn

Bắt đầu tìm kiếm các giao dịch rủi ro thấp bằng cách quét các biểu đồ có khung thời gian dài gấp 4 đến 5 lần khung thời gian giao dịch thông thường. Mục tiêu đầu tiên là tìm ra các điểm vào lệnh có rủi ro thấp bằng cách xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự đã được thiết lập trong một khoảng thời gian tương đối dài. Đây được xem là các điểm vào lệnh đáng tin cậy nhất vì chúng là nơi có rủi ro mở vị thế thấp nhất.

Giá tiến gần mức hỗ trợ dài hạn là tín hiệu cho thấy xu hướng “không thuận lợi’ cho trader. Lúc này, trader có thể lựa chọn đóng thị thế mua hoặc đặt lệnh cắt lỗ (công cụ này sẽ hoạt động trong điều kiện thị trường bình thường) gần ngưỡng hỗ trợ để có thể đóng giao dịch chỉ với một khoản lỗ nhỏ (thường là 1 – 3% của tài khoản giao dịch).

Hoặc ngược lại (vào lệnh gần ngưỡng kháng cự, thoát lệnh gần mức hỗ trợ) trong trường hợp sử dụng CFD để hưởng lợi từ giá giảm và suy thoái thị trường.

Khung thời gian dài hơn cho phép trader theo dõi các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng theo tháng hoặc năm. Trong trường hợp tìm thấy cơ hội giao dịch, trader có thể thu hẹp biểu đồ ở khung thời gian ngắn hơn (zoom in). Trong biểu đồ đã được phóng to, “kịch bản giao dịch” có thể diễn ra như sau: trader vào lệnh có rủi ro thấp gần vùng hỗ trợ mạnh (cách xa vùng kháng cự) => cơ hội kiếm lợi nhuận cao gấp 3 tổn thất khi đặt mức cắt lỗ, với tỷ lệ phần thưởng/rủi ro là 3:1.

Bước 2 - Xem xét bối cảnh hiện tại

Trên thực tế, các giao dịch có thể lên đến vài tuần hoặc vài tháng. Vì thế, cần lưu ý rằng khi giao dịch diễn ra trong thời gian dài, trader cần xem xét chiến lược giao dịch đang thực hiện có phù hợp với phân tích cơ bản trong thời gian nắm giữ lệnh dự kiến hay không.

Ví dụ: nhà giao dịch mua AUD/JPY vì tin rằng thị trường sẽ lạc quan trong những tuần hoặc tháng tới hoặc tin rằng dữ liệu kinh tế của Úc sẽ tốt hơn nhiều so với Nhật Bản. 

Bước 3 - Sàng lọc ban đầu trên biểu đồ khung thời gian dài hơn

Mục đích là để tìm ra cách ra vào lệnh đáp ứng bốn tiêu chí sau:

  1. Tiêu chí quản lý rủi ro # 1: Cặp tiền tệ, cổ phiếu, tiền điện tử hoặc bất kỳ tài sản nào khác có vùng hỗ trợ mạnh cung cấp điểm vào lệnh có rủi ro thấp. Ví dụ: theo định nghĩa, các mức hỗ trợ/kháng cự mạnh trên biểu đồ hàng tuần sẽ thậm chí còn mạnh hơn trên biểu đồ hàng ngày. Sau đó, trader đặt lệnh dừng lỗ của mình ở khoảng cách đủ xa so với khu vực này để không bị ảnh hưởng bởi các biến động giá ngẫu nhiên. Vùng hỗ trợ/kháng cự càng mạnh thì rủi ro giao dịch thua lỗ càng thấp (trừ các biến động không lường trước như tâm lý thị trường). Khi đã thiết lập vào lệnh và mức cắt lỗ, trader có thể kiểm tra xem giao dịch có đáp ứng tiêu chí #2 không.
  2. Tiêu chí quản lý rủi ro #2: Tìm khu vực kháng cự chính gần nhất, là nơi trader thoát lệnh và thu lợi nhuận. Nếu khoảng cách từ điểm vào lệnh (tại mức hỗ trợ) đến điểm thoát lệnh (tại mức kháng cự) xa hơn 2 đến 3 lần so với khoảng cách vào lệnh đến mức cắt lỗ, trader có thể có tỷ lệ phần thưởng/rủi ro từ 2:1 đến 3:1.
  3. Tiêu chí quản lý rủi ro #3: Điểm dừng lỗ phải đủ xa so với điểm vào lệnh để không bị ảnh hưởng bởi các biến động giá ngẫu nhiên thông thường.
  4. Tiêu chí quản lý vốn #1: Điểm dừng lỗ phải đủ gần với điểm vào lệnh để không vượt quá khoảng tổn thất có thể chấp nhận 1 - 3%.

Nếu giao dịch trên biểu đồ hàng ngày, hãy quét biểu đồ hàng tuần trong lần sàng lọc đầu tiên.

Kế đến, yếu tố quyết định thực hiện giao dịch nằm ở lần sàng lọc thứ hai trên biểu đồ hàng ngày, khi trader nhận được sự kết hợp của các điểm cắt lỗ, vào và thoát lệnh cho phép tỷ lệ rủi ro trên phần thưởng mong muốn nhưng và rủ ro tổn thất chỉ trong khoảng 1 đến 3% nguồn vốn đầu tư.

Khi nhắc đến vùng hỗ trợ/kháng cự mạnh, đó là khu vực gồm:

  • Giá đã từng là hỗ trợ hoặc kháng cự trong quá khứ; thường là vùng số tròn, tức là vùng giá có đuôi 00.
  • Các đường xu hướng và/hoặc các biến thể của chúng như kênh, đường trung bình động, Ichimoku Kinko HyoDải Bollinger.
  • Fibonacci thoái lui sóng Elliot.
  • Các mô hình giá cung cấp thêm bằng chứng về các điểm hỗ trợ/kháng cự.
  • Các chỉ báo kỹ thuật cho tín hiệu quá mua/quá bán và phân kỳ như RSI (Chỉ số sức mạnh tương đối), MACD (Phân kỳ trung bình động) hoặc Stochastic Oscillator.  

Bước 4 - Sàng lọc lần hai

Khi đã đáp ứng hết các tiêu chí này trên biểu đồ hàng tuần, bước tiếp theo là xem liệu các tiêu chí ban đầu có còn phù hợp khi xét đến khung thời gian khác, trong trường hợp này là biểu đồ hàng ngày, hay không?

Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao lại mất thời gian thực hiện sàng lọc lần 1? Biểu đồ khung thời gian dài hơn sẽ cho thấy các mức hỗ trợ/kháng cự mạnh hơn. Trader hy vọng sẽ tìm thấy điểm vào lệnh trên biểu đồ hàng ngày gần các vùng hỗ trợ/kháng cự mạnh hơn trong biểu đồ hàng tuần.

Về lệnh dừng lỗ, có hai phương pháp giao dịch tiếp cận chính:

  1. Phương pháp tiếp cận dựa vào trực giác: Nghiên cứu biểu đồ trong khoảng thời gian liên quan và xác định phạm vi thị trường (market range) của giá. Đây là một phương pháp giao dịch khá đơn giản và hầu như liên quan đến các phán đoán cá nhân.
  2. Phương pháp tiếp cận khách quan: Đặt khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm dừng lỗ dựa trên tỷ lệ phần trăm cố định của Vùng biên độ trung bình (ATR) hoặc công thức hoặc phương pháp dựa trên thống kê khác để đảm bảo trader không bị lung lay khi xuất hiện các biến động giá bất thường.

Về tỷ lệ rủi ro trên phần thưởng, nếu giao dịch theo hướng có xu hướng mạnh, trader có thể nâng mức chấp nhận rủi ro trên phần thường là 1:2.

Cuối cùng, trader cần cân bằng khi vào lệnh ở mức giá tốt nhất, vừa đạt được mức độ chấp nhận rủi ro lý tưởng nhất.

Bước 5 - Sàng lọc lần ba

Trader thực hiện bước này trên khung thời gian biểu đồ ngắn hơn khung thời gian giao dịch từ bốn đến năm lần. Ví dụ: nếu đang giao dịch trên biểu đồ hàng ngày, bạn hãy sử dụng biểu đồ nến từ một đến bốn giờ. Điều này không giúp đưa ra quyết định giao dịch, nó có vai trò xác định các điểm hỗ trợ/kháng cự ngắn hạn tạm thời. Các khu vực này cũng có thể đóng vai trò là các điểm tăng hoặc giảm vị thế của mình nếu trader đang sử dụng các điểm vào/thoát lệnh theo từng giao đoạn.

Đôi khi, việc sàng lọc này có thể thay đổi chiến lược giao dịch (trading strategy) của trader. Ví dụ: nếu giá liên tục biến động xung quanh ngưỡng kháng cự trên biểu đồ 4 giờ, điều đó có thể cho thấy rằng xu hướng dài hạn khó dự đoán. Ngoài ra, nếu xuất hiện cơ hội tốt hơn hoặc các tin tức mới gây ảnh hưởng đến xu hướng giá từ lần sàng lọc thứ hai, trader có thể thay đổi ý định về giao dịch và thoát lệnh.

Tóm lại, chiến lược giao dịch nào là tốt nhất?

Tất cả trading stratgy đều có thể hoạt động tốt trong các điều kiện thị trường cụ thể; tùy thuộc vào lựa chọn của nhà giao dịch. Do đó, trader có thể lựa chọn một chiến lược giao dịch dựa trên tính cách, mức độ kỷ luật, vốn khả dụng, khả năng chấp nhận rủi ro và tính khả dụng.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về từng chiến lược giao dịch với các khóa học trực tuyến của Học viện CAPEX.

Để thực hiện chiến lược giao dịch, bạn cần thời gian, kiến thức và thực hành. Hãy bắt đầu với tài khoản demo để thực hành chiến lược của mình trong một môi trường không có rủi ro và cơ hội nhận được 50.000 USD tiền ảo sau khi đăng ký.

Tài khoản demo đóng vai trò là cầu nối giúp bạn khám phá thị trường và tập làm quen với các giao dịch hằng ngày trong thực tế. Khi đã sẵn sàng tham gia vào thị trường thực, bạn sẽ có quyền truy cập vào nền tảng giao dịch hoặc ứng dụng giao dịch của chúng tôi hoặc các nền tảng chuyên biệt như MT5. Capex còn cung cấp quyền truy cập vào các công cụ tích hợp, từ phân tích đến ứng dụng đồng thuận thị trường và phân tích cảm xúc. 

Bài viết khác

disclaimers_academy

course_share_title

article_rating_title

awful
ok
great
awesome

read_more

Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
financial_writer

Miguel worked for major financial institutions such as Banco Santander, and Banco Central-Hispano. He is a published author of currency trading books.