Article Hero

Cách mua cổ phiếu Amazon với 0% phí hoa hồng

1638351407.jpg
Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
05 tháng 11 2022
Các nhà đầu tư mong muốn mua cổ phiếu Amazon có thể cân nhắc các bước mua Nasdaq: AMZN theo hình thức đầu tư chủ động trong ngắn hạn hoặc dài hạn.

Sơ lược về Amazon 

Amazon.com Inc. Là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Seattle, Washington tập trung vào điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử. Amzon, cùng với Google (Alphabet), Apple, Meta (Facebook) và Microsoft tạo thành năm “gã khổng lồ” trong ngành công nghệ thông tin của Hoa Kỳ.

Amazon được mệnh danh là "một trong những lực lượng kinh tế và văn hóa mạnh nhất trên thế giới," cũng như "thương hiệu giá trị nhất hành tinh."

Vào tháng 8 năm 2017, Amazon đã trả 13,4 tỷ USD để mua Whole Foods Market để mở rộng phạm vi bán lẻ của hãng. Amazon Prime là dịch vụ giao hàng trong 2 ngày nổi tiếng nhất của công ty với hơn 100 triệu người dùng trên toàn cầu vào năm 2018.

Amazon đã làm thay đổi tư duy của các ngành công nghiệp đã được thiết lập thông qua đổi mới công nghệ và phát triển quy mô lớn. Theo doanh thu và vốn hóa thị trường, đây là thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới, nhà cung cấp trợ lý AI, nền tảng phát trực tiếp và nền tảng điện toán đám mây. Amazon là tập đoàn Internet có lợi nhuận cao nhất thế giới; nhà tuyển dụng tư nhân lớn thứ hai trong nước và là một trong những tập đoàn giá trị nhất trên thế giới.

Amazon là một công ty giao dịch đại chúng cung cấp cổ phiếu cho bất kỳ nhà đầu tư hợp pháp nào muốn mong mua cổ phiếu của công ty.

Cổ phiếu Amazon (Nasdaq: AMZN) là gì?

Cổ phiếu Amazon đại diện cho một đơn vị sở hữu của Amazon Company - một trong những công cụ tài chính phổ biến nhất trên thế giới. Mã cổ phiếu Amazon tăng hay giảm giá trị phụ thuộc mức độ hoạt động của công ty tại một thời điểm nhất định. Thu nhập kỳ vọng cao sẽ khiến Nasdaq: AMZN tăng giá và ngược lại. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội – ngoại lực khác.

Giống với các công cụ tài chính khác, nhà đầu tư lựa chọn giao dịch cổ phiếu Amazon với mong muốn thu được lợi nhuận lớn. Về cơ bản, giá cổ phiếu Amazon phản ánh tình trạng tăng trưởng của nền kinh tế (nếu nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, các công ty hoạt động trong ngành cũng sẽ phát triển theo).

Sự tăng trưởng của công ty tương quan mật thiết với sự tăng giá của cổ phiếu, đây cũng là điều mà các nhà đầu tư kỳ vọng khi nắm giữ mã cổ phiếu Amazon.

"Gã khổng lồ" thương mại điện tử Amazon đã đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD – một con số "không tưởng" vào tháng 9 năm 2018; trở thành công ty đại chúng thứ hai của Hoa Kỳ đạt được mốc này, sau Apple.

Theo tính toán của CNBC, khoản đầu tư 1.000 USD trong đợt IPO của Amazon vào tháng 5/1997 tương đương với 55 cổ phiếu Amazon sẽ trị giá hơn 2 triệu USD tại thời điểm hiện tại. Cổ phiếu amazon tăng giá "chóng mặt" từ 18 USD lên gần 4.000 USD; lợi nhuận khổng lồ của hãng còn đến từ ba lần chia tách cổ phiếu (một cổ phiếu năm 1997 tương đương 12 cổ phiếu vào cuối năm 1999).

Cổ phiếu Amazon là một trong “ngũ đại quyền lực” – nhóm cổ phiếu FAANG của thị trường chứng khoán Mỹ. Mức lợi nhuận của Apple cao thứ hai trong nhóm nhưng thành lập trước Amazon 17 năm năm và mức lợi nhuận vẫn chưa bằng một nửa của Amazon.

Cổ phiếu Amazon được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq dưới mã AMZN.

Những số liệu trên là minh chứng rõ ràng nhất thuyết phục các nhà đầu tư nắm giữ mã cổ phiếu Amazon, nhấp vào hình bên dưới để tìm hiểu thêm về cách thức mua và đầu tư vào loại hình cổ phiếu hấp dẫn này!

Giao dịch cổ phiếu Amazon với Capex

Cách mua cổ phiếu Amazon

Quy trình mua bán cổ phiếu không quá phức tạp, tuy nhiên, nhà giao dịch vẫn cần phải thực hiện một số bước nghiên cứu và tìm hiểu cơ bản trước khi tiến hành đầu tư.

  1. Tìm hiểu sự khác biệt giữa đầu tư và giao dịch
  2. Đánh giá hiệu suất và triển vọng năm 2022 của giá cố phiếu Amazon
  3. Xem xét rủi ro và các khoản chi phí
  4. Truy cập vào nền tảng giao dịch và đặt lệnh
  5. Cập nhật thường xuyên các tin tức mới nhất về mã cổ phiếu Amazon

1. Tìm hiểu sự khác biệt giữa đầu tư và giao dịch cổ phiếu Amazon

Hai lựa chọn phổ biến khi mua cổ phiếu chứng khoán trực tuyến là:

  • Đầu tư: mua cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch niêm yết và sở hữu cổ phần của công ty. Ví dụ: mua cổ phiếu Amazon (AMZN) trên sàn giao dịch NASDAQ.
  • Giao dịch: mua và bán mã Nasdaq: AMZN mà không cần sở hữu chúng thông qua dự đoán và kỳ vọng về giá của tài sản cơ sở.

Hai khái niệm này thường hay bị nhẫm lẫn khi mới bước chân vào thị trường chứng khoán, vì vậy cần đặc biệt lưu ý sự khác biệt giữa chúng.

Đầu tư vào cổ phiếu Amazon (Nasdaq: AMZN)

Các nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu Amazon với kỳ vọng giá tăng cao trong tương lai sau đó bán lại kiếm lời, tuân thủ nguyên tắc mua thấp - bán cao. Họ thực hiện đóng mở các vị thế trong một thời gian dài, cố gắng thu được lợi nhuận từ giá cổ phiếu cũng như từ các khoản chi trả cổ tức.

Dù yêu cầu nguồn vốn ban đầu cao hơn đáng kể so với giao dịch, nhưng phần tổn thất cũng được giới hạn ở mức giá ban đầu. Vì vậy, investor cần lưu ý rằng lợi nhuận mang lại có thể ít hơn so với số vốn đầu tư ban đầu.

Nhà đầu tư lựa chọn mua bán mã cổ phiếu Amazon với mục đích:

  • Kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu Amazon (AMZN)
  • Nhận thu nhập từ cổ tức
  • Hưởng lợi từ tác động của lãi kép

Lưu ý đối với nhà đầu tư: investor cần nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài. Đó là lý do tại sao khi nhắc đến đầu tư cổ phiếu, ta thường nghe câu: "thời gian trên thị trường tốt hơn thời điểm trên thị trường."

>> Tìm hiểu cách đầu tư vào giá cổ phiếu Amazon cho người mới bắt đầu

Amazon cổ phiếu (hoặc bất kỳ cổ phiếu đơn lẻ nào) có thể là một khoản đầu tư rất dễ “bốc hơi”. Vì vậy, investor cần giảm thiểu tối đa rủi ro bằng cách đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình.

Quỹ đầu tư theo chỉ số là một loại quỹ tương hỗ hoặc quỹ hoán đổi danh mục (ETF) với danh mục đầu tư được xây dựng phù hợp hoặc theo dõi các thành phần của chỉ số thị trường tài chính, chẳng hạn như Chỉ số Standard & Poor's 500 (S&P 500). Chỉ số quỹ tương hỗ cung cấp khả năng tiếp cận thị trường lớn, chi phí hoạt động thấp và doanh thu danh mục đầu tư thấp. Các quỹ này đều tuân theo chỉ số chuẩn bất kể tình trạng của thị trường.

AMZN hiện chiếm khoảng 3,9% của S&P 500, nghĩa là 3,9% mỗi USD bạn đầu tư vào quỹ đầu tư theo chỉ số S&P 500 sẽ được chuyển đến Amazon. Nếu mong muốn một chỉ số có mức đại diện AMZN lớn hơn, nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư vào quỹ chỉ số đầu tư Nasdaq (Amazon chiếm 7% cổ phần).

Các quỹ hoán đổi danh mục hàng tiêu dung thiết yếu (ETF) cho thấy hiệu quả hoạt động của các công ty trong ngành thương mại điện tử.

AMZN chiếm 22,74% của VCR (Vanguard Consumer Discretionary ETF), 22,47% của ONLN (ProShares Online Retail ETF), 21,94% của XLY (Consumer Discretionary Select Sector SPDR), 21,91% của FDIS (Fidelity MSCI Consumer Discretionary Index ETF), 21,6% của CLIX (ProShares Long Online/Short Stores ETF).

>> Tìm hiểu ETF là gì và cách đầu tư vào ETF

Giao dịch cổ phiếu Amazon CFD

Mặt khác, các nhà giao dịch có thể tận dụng lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Thay vì đầu tư, họ dự đoán giá trị của cổ phiếu, sau đó thực hiện mua vào hoặc bán ra trong trường hợp giá tăng hoặc giảm.

Tương tự, nhà giao dịch mã Nasdaq AMZN dự đoán biến động giá của loại cổ phiếu này bằng các công cụ phái sinh như CFD. Nói cách khác, trader đang thực hiện mua bán Amazon stock mà không có quyền sở hữu trực tiếp.

Đòn bẩy là một công cụ vô cùng cần thiết trong giao dịch cổ phiếu Amazon CFD. Các mức đòn bẩy giúp trader dễ dàng tiếp cận thị trường với khoản tiền gửi ban đầu - được gọi là ký quỹ - dùng để mở vị thế giao dịch.

Ví dụ: một nhà giao dịch mua 10 mã cổ phiếu Amazon CFD với giá 3000 USD/cổ phiếu chỉ cần bỏ ra 6000 USD vốn giao dịch, 24000 USD còn lại dành cho các giao dịch bổ sung.

Lưu ý rằng đòn bẩy có thể là con dao hai lưỡi, làm tăng lợi nhuận hoặc gây tổn thất lớn cho nhà giao dịch vì chúng không chỉ là yêu cầu mức ký quỹ cần thiết để mở mà còn dựa trên mức độ rủi ro của giao dịch; từ đó khuếch đại khoản lỗ hoặc lợi nhuận của trader so với số tiền ký quỹ ban đầu.

Với CFD, nhà giao dịch có thể “mua” (long) cổ phiếu khi dự đoán giá cổ phiếu Amazon sẽ tăng hoặc có thể “bán” (short) nếu cho rằng giá cổ phiếu của Amazon sẽ giảm.

>> Tìm hiểu giao dịch CFD là gì và hoạt động như thế nào 

Mua cổ phiếu Amazon CFD

Giá cổ phiếu Amazon là bán 3250 USD và mua 3254 USD.

Báo cáo thu nhập của Amazon chuẩn bị được công bố và các nhà giao dịch kỳ vọng rằng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên, vì vậy trader quyết định mua 10 CFD cổ phiếu Amazon với giá 3254 USD. Con số này tương đương với 10 mã cổ phiếu Amazon.

Trong giao dịch CFD, trader được phép sử dụng đòn bẩy và không cần phải trả toàn bộ giá trị của cổ phiếu Amazon. Thay vào đó, nhà giao dịch cần phải đảm bảo số tiền ký quỹ (được tính bằng cách nhân tỷ lệ ký quỹ với hệ số ký quỹ của thị trường đang giao dịch).

Vậy, nếu Amazon yêu cầu hệ số ký quỹ là 20%, thì tỷ lệ ký quỹ của trader sẽ là 20% trên tổng giá trị giao dịch (10 CFD cổ phiếu x 3254 USD = 32540 USD), tức là 6508 USD.

Trường hợp dự đoán đúng:

Khi Amazon công bố kết quả cho thấy công ty hoạt động hiệu quả trong quý => giá cổ phiếu Amazon tăng vọt. Trader quyết định đóng vị thế khi giá đạt 3400 USD: giá mua là 3404 USD và giá bán là 3400 USD.

Lúc này, trader lựa chọn đảo ngược giao dịch và đóng vị thế, bán 10 CFD với giá 3400 USD.

Lợi nhuận của nhà giao dịch lúc này sẽ được tính bằng cách nhân chênh lệch giữa giá đóng và giá mở vị thế với quy mô của nó: 3400 USD – 3254 USD = 146 USD x 10 CFD = 1460 USD lợi nhuận.

Trường hợp dự đoán sai:

Amazon kinh doanh không hiệu quả dẫn đến giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức kỳ vọng. Trader quyết định cắt lỗ và bán khống 10 CFD của mình với giá 3200 USD.

Vị thế của nhà giao dịch giảm xuống 54 USD, tương đương với tổn thất 540 USD.

Bán cổ phiếu Amazon CFD

Bán cổ phiếu sử dụng các công cụ phái sinh được xem là một cách hiệu quả để bảo vệ các khoản đầu tư trước các biến động xuống giá trong danh mục đầu tư không sử dụng đòn bẩy của nhà giao dịch. Ngoài ra, trader có thể tận dụng cổ phiếu đang giảm giá trị để để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, khi lựa chọn bán khống, về mặt lý thuyết, khoản lỗ tiềm năng của trader sẽ không được “giải quyết” vì không tồn tại giới hạn tăng giá cổ phiếu của một công ty.

Ví dụ:

Giả sử giá cổ phiếu Amazon hiện đang giao dịch với mức 3250 USD và trader cho rằng giá sẽ giảm xuống. Vì vậy, nhà giao dịch quyết định mở một vị thế CFD bán trên 20 mã cổ phiếu Amazon CFD. Một tuần sau, giá mua đạt 3180 USD và trader đóng vị thế. Lợi nhuận của giao dịch này là 1400 USD ([3250-3180] x 20 = 1400), không bao gồm chi phí bổ sung.

Ngược lại, nếu giá tăng, trader chịu lỗ. Ví dụ: nếu giá cổ phiếu Amazon tăng lên 3300 USD, nhà giao dịch sẽ lỗ 1000 USD, không bao gồm các chi phí bổ sung.

Bán khống hầu hết diễn ra trên thị trường cổ phiếu, nhưng trader vẫn có thể bán khống trên nhiều thị trường tài chính khác, bao gồm ngoại hối, tiền điện tử, trái phiếu, ETF, hàng hóachỉ số.

Trader có thể thực hành các giao dịch của mình trên tài khoản demo của chúng tôi hoặc mở tài khoản thực nếu bạn đã sẵn sàng tham gia thị trường.

Lợi ích khi mở tài khoản giao dịch với CAPEX:

>> Mở tài khoản

2. Đánh giá Hiệu suất và triển vọng của cổ phiếu Amazon 2022 

Trước khi mua cổ phiếu Amazon — hoặc bất kỳ cổ phiếu nào (xem hướng dẫn cách mua cổ phiếu) — nhà đầu tư nên tìm hiểu về tình hình tài chính, hiệu suất và triển vọng của công ty trước. Điển hình là các báo cáo hàng năm và báo cáo hàng quý của công ty. Các công ty đại chúng như Amazon bắt buộc phải công khai minh bạch thông tin chi tiết về tình trạng tài chính của họ.

Nhà đầu tư có thể tìm thấy trên trang web quan hệ nhà đầu tư của Amazon (Amazon’s investor relation site) hoặc thông qua cơ sở dữ liệu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC).

Ngoài ra, investor cũng có thể tìm đến các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính: Các công ty môi giới thường xuyên đưa ra bình luận về các cổ phiếu và ngành công nghiệp lớn; các nhà đánh giá của bên thứ ba như Trading Central cung cấp các phân tích cơ bản và kỹ thuật toàn diện.

Sau khi kết hợp dữ liệu tài chính và quan điểm của các chuyên gia, investor sẽ có thể quyết định số tiền đầu tư mã cổ phiếu Amazon (AMZN).

Thông tin cơ bản về cổ phiếu Amazon

Lưu ý: mua cổ phiếu Amazon đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đang sở hữu một phần nhỏ của doanh nghiệp trên thực tế:

Amazon.com Inc. tham gia vào các hệ thống bán lẻ sản phẩm tiêu dùng và cho phép đăng ký thành viên tại Bắc Mỹ và quốc tế.

Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, cạnh tranh và quản lý của Amazon (tất cả được giải thích trong hướng dẫn của chúng tôi về cách nghiên cứu cổ phiếu) sẽ giúp mang lại cái nhiên toàn diện nhất về tình hình kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, trader có thể truy cập nghiên cứu, xếp hạng của nhà phân tích và các thông tin quan trọng khác về Amazon thông qua tài khoản môi giới hoặc trang web thông tin tài chính. Bước tiếp theo là xem xét liệu mã cổ phiếu Amazon (Nasdaq: AMZN) có phù hợp với danh mục đầu tư hiện tại của bạn hay không.

  • Giá trị vốn hóa thị trường của Amazon là 1,9 tỷ USD
  • Mức tăng giá cổ phiếu của Amazon là 18,6% trong 1 năm
  • Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng 46,8% trong năm năm vừa qua và được dự đoán tăng trưởng 31,72% mỗi năm.

Công ty báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 “vô cùng khả quan” với lợi nhuận, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận đề tăng.

  • Doanh thu: 110,8 tỷ USD (tăng 15% so với quý 3 năm 2020).
  • Thu nhập ròng: 3,16 tỷ USD (giảm 50% so với quý 3 năm 2020).
  • Tỷ suất lợi nhuận: 2,8% (giảm từ 6,6% trong quý 3 năm 2020). Tỷ suất lợi nhuận giảm là do chi phí cao.

Tỷ lệ giá trên thu nhập (PER) là 71. Các nhà phân tích tính giá trị hợp lý của cổ phiếu vào khoảng 5520,62 USD, nghĩa là giá cổ phiếu Amazon bị định giá thấp hơn 33,4%.

* Cập nhật lần cuối: Tháng 11 năm 2021. Nguồn: Yahoo Finance

Cổ tức cổ phiếu Amazon

Amazon (NASDAQ: AMZN) không trả cổ tức.

Dự đoán giá cổ phiếu Amazon năm 2022 - Kỹ thuật

Các nhà giao dịch kỹ thuật phân tích biểu đồ giá để cố gắng dự đoán chuyển động của giá. Hai biến chính trong phân tích kỹ thuật là khung thời gian xem xét và các chỉ báo kỹ thuật mà nhà giao dịch chọn sử dụng.

Trader có thể sử dụng các công cụ có sẵn trên nhiều nền tảng giao dịch thông qua biểu đồ giá của Amazon như nền tảng giao dịch trực tuyến, ứng dụng di động, Web TraderMetaTrader 5 của chúng tôi.

Ví dụ: nền tảng giao dịch trực tuyến của chúng tôi cung cấp 6 loại biểu đồ (bao gồm cả biểu đồ hình nến nổi tiếng của Nhật Bản) giúp các nhà giao dịch phân tích hiệu suất giá trên các khung thời gian khác nhau. Ngoài ra, web-trading cũng cho phép trader đóng mở, xử lý và chỉnh sửa các vị thế trực tiếp ngay trên các biểu đồ trực tuyến.

Các nhà phân tích kỹ thuật có thể dựa vào các biểu đồ giao dịch để diễn giải hành vi của người mua và người bán. Các mẫu biểu đồ này có thể cung cấp cho nhà giao dịch dấu hiệu di chuyển của thị trường. Khi quan sát biểu đồ, thị trường thường sẽ di chuyển theo một hướng hoặc xu hướng tổng thể. Có ba loại xu hướng chính: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi ngang.

Về mặt kỹ thuật, giá AMZN xác nhận nằm trong kênh tăng giá kể từ tháng 7 năm 2020. Nhịp bullish hẹp tích lũy dài hạn cho thấy khả năng củng cố đà tăng cổ phiếu.

Giá đóng cửa cổ phiếu Amazon đạt mức cao kỷ lục là 3731,41 USD vào ngày 8 tháng 7 năm 2021 và retest (phá ngưỡng) 4 tháng sau đó.

Dự báo mã cổ phiếu Amazon năm 2022, nhà giao dịch cần theo dõi đường trung bình động 52 tuần với vai trò là đường xu hướng động và mức giá thấp nhất củng cố xu hướng của vị thế. Các nhà đầu tư "Buy the dip" (chiến lược mua ở đáy) sẽ tìm kiếm ngưỡng phá vỡ giả (failed breakout) tại vùng hỗ trợ quan trọng để tham gia vào xu hướng chính hoặc thêm vào các vị thế của họ.

Mục tiêu giá cổ phiếu Amazon năm 2022 là từ 138% đến 161,8% Fibonacci mở rộng của giai đoạn trước vì không có mức kháng cự nào khác trong quá khứ.  

Dự đoán giá cổ phiếu Amazon webtrader
Biểu đồ giá Amazon (Hàng tuần) - CAPEX WebTrader

Lý do lựa chọn cổ phiếu Amazon

Trader nên theo dõi các cổ phiếu tại vùng hỗ trợ dài hạn chính khi muốn giao dịch cổ phiếu với giá rẻ hơn (so với giá gốc). Ngoài ra, nhà giao dịch cũng cần lên kế hoạch rút lui, thoát lệnh kịp thời khi thu được lợi nhuận (cách thức và lý do thoát lệnh), thông thường là ngay dưới mức kháng cự dài hạn.

Nếu dự định mua ở mức hỗ trợthoát lệnh ngay dưới ngưỡng kháng cự, tiềm năng tăng giá sẽ lớn hơn rủi ro giảm giá ít nhất theo tỷ lệ 2:1 hoặc thậm chí 3:1. Điều đó nghĩa là nếu trader mua cổ phiếu Amazon ở mức giá 55 USD, nhà giao dịch có thể thoát lệnh khi giá cổ phiếu của Amazon rớt xuống mức 50 USD trở lên. Trong trường hợp xấu nhất, bạn mất 50 USD/cổ phiếu, nhưng dựa trên biểu đồ lịch sử, lợi nhuận tăng 100 USD/cổ phiếu là hoàn toàn khả thi. Đây được gọi là tỷ lệ rủi ro/phần thưởng, một chỉ số quan trọng khi quyết định mua mã Nasdaq: AMZN hay không.

Với CAPEX WebTrader, nhà giao dịch có thể thực hiện phân tích chuyên sâu các biểu đồ với 90 chỉ báo (bao gồm đường trung bình động, MACD, RSIDải Bollinger). Nền tảng này cũng hỗ trợ hoạt động giao dịch tương tác với các công cụ nghiên cứu nâng cao giúp trader giải thích các dữ liệu thị trường.

3. Hiểu rõ rủi ro và các khoản chi phí 

Giao dịch được cho là rủi ro hơn so với đầu tư do sử dụng công cụ đòn bẩy. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo cho các nhà đầu tư rằng các khoản đầu tư sẽ tăng giá trị trong tương lai.

Trước khi quyết định giao dịch cổ phiếu, trader nên thực hiện các bước quản lý rủi ro. Chúng tôi cung cấp các khóa học tại Học viện CAPEX giúp các nhà giao dịch tìm hiểu cách quản lý và giảm thiểu rủi ro trên thị trường tài chính.

>> Tìm hiểu thêm tại Học viện CAPEX 

Chi phí giao dịch của chúng tôi khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm mà trader lựa chọn để mở vị thế.

Điều kiện giao dịch cổ phiếu Amazon (AMZN) CFD

CHÊNH LỆCH MỖI ĐƠN VỊ0,20 pipsĐÒN BẨY1:10
ROLLOVER QUA ĐÊM - MUA-0,0076 %ROLLOVER QUA ĐÊM - BÁN-0,0063 %
KÝ QUỸ BAN ĐẦU20,0000 %KÝ QUỸ DUY TRÌ10,0000 %

 

  • Chênh lệch giá (spead) thể hiện sự khác biệt giữa giá ASK và giá BID.
  • Điều chỉnh khoản lãi hoặc lỗ tương lai (future rollover) bao gồm chênh lệch về giá giữa hợp đồng hết hạn và hợp đồng mới cũng như chênh lệch giá CFD.
  • Lãi suất qua đêm (Swap) là số tiền được ghi có hoặc ghi nợ vào tài khoản của các vị thế được giữ qua đêm.
  • Phí không hoạt động thể hiện số tiền hàng tháng bị khấu trừ nếu không có hoạt động nào được báo cáo trong 12 tháng trong tài khoản.
Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo Câu hỏi thường gặp, các khoản phí và Lệ phí của chúng tôi.

4. Truy cập nền tảng giao dịch và đặt lệnh 

Trader có thể dễ dàng mở tài khoản trực tuyến trên CAPEX Webtrader để mua mã cổ phiếu Amazon CFD

Mở tài khoản hoặc đăng nhập 

Đầu tiên, tạo một tài khoản hoặc đăng nhập vào capex.com. Để mở tài khoản, nhấn vào nút "Đăng ký" và điền đầy đủ thông tin chi tiết.

Khi đã truy cập vào nền tảng, trader cần hoàn tất thủ tục đăng ký để có thể giao dịch bằng tiền thật. Nhấp vào "Hoàn tất Đăng ký và Bắt đầu Giao dịch".  

Mở tài khoản cổ phiếu amazon với Capex
Cách tạo tài khoản với CAPEX

Để đăng nhập, từ trang web CAPEX, nhấp vào "Đăng nhập".

Đăng nhập tài khoản cổ phiếu Amazon Capex
Cách đăng nhập bằng CAPEX

Gửi tiền vào tài khoản giao dịch 

Nhấp vào nút "Thêm tiền (Add funds)" để tiến hành ký quỹ (yêu cầu bắt buộc khi giao dịch bằng tài khoản thực)

Thêm tiền vào tài khoản cổ phiếu Amazon Capex
Cách nạp tiền vào tài khoản giao dịch với CAPEX

Ngoài ra, trader có thể giao dịch trên tài khoản demo không rủi ro với số dư 50.000 € nếu mong muốn tìm hiểu về nền tảng và thử nghiệm các chiến lược giao dịch.

CAPEX cung cấp cho nhà giao dịch các phương thức thanh toán khác nhau: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, skrill, v.v. và không tính bất kỳ khoản phí hoặc hoa hồng gửi tiền nào.

Tìm kiếm cổ phiếu Amazon 

Để xem mã cổ phiếu Amazon và biểu đồ theo thời gian thực trên nền tảng giao dịch, nhấp vào biểu tượng "Tìm kiếm" bên trái hoặc nhấp vào "Cổ phiếu" và sau đó chọn công cụ, trong trường hợp này là AMAZON.

Tìm kiếm cổ phiếu Amazon
Cách tìm kiếm mã cổ phiếu Amazon với CAPEX WebTrader

Sử dụng các chỉ báo và hình vẽ để phân tích biểu đồ 

Nhấp vào biểu tượng chỉ báo và chọn các chỉ báo mà trader mong muốn. Capex cung cấp sẵn các chỉ báo theo xu hướng, dao động, biến động và hỗ trợ/kháng cự. Để tìm hiểu số lượng chỉ báo cần sử dụng và cách kết hợp, hãy truy cập Chỉ báo kỹ thuật tại Học viện CAPEX.

Chỉ báo kỹ thuật cổ phiếu Amazon
Cách thêm các chỉ báo kỹ thuật vào biểu đồ giá cổ phiếu Amazon

Thiết lập lệnh mua cổ phiếu Amazon 

Để mua CFD mã cổ phiếu Amazon, nhấp vào nút "Mua" và cửa sổ hiển thị các thông số đặt lên sẽ hiện lên như hình bên dưới:

Mua cổ phiếu Amazon với Capex
Cách mua CFD cổ phiếu Amazon với CAPEX

Nhập số lượng cổ phiếu cần mua và thiết lập mức Cắt lỗ để hạn chế khoản tổn thất tiềm năng và/hoặc Chốt lời để đóng một vị thế có lãi sau khi mã cổ phiếu Amazon đạt đến một mức giá cụ thể. Đặt lệnh dựa theo giá, pips, giá trị tiền mặt hoặc tỷ lệ phần trăm.

Để tiến hành mua cổ phiếu Amazon, nhấp vào "Đặt lệnh".

Lưu ý, giao dịch AMZN vẫn chưa kết thúc. Trader mong muốn kiểm tra bước tiếp theo để đảm bảo rằng mình đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Tại sao nên giao dịch cổ phiếu Amazon với CAPEX?

  • Công nghệ AI tiên tiến:  Ba nền tảng giao dịch phổ biến của chúng tôi là WebTrader trực tuyến, app di động hay MetaTrader 5 đều đảm bảo tốc độ thực hiện giao dịch nhanh chóng và đáng tin cậy, các công cụ quản lý rủi ro, các lệnh phức tạp, các tùy chọn biểu đồ nâng cao, công cụ nghiên cứu nâng cao phối hợp với các nền tảng được đánh giá cao như Trung tâm giao dịch hoặc TipRanks.
  • Giao dịch ký quỹ: Cung cấp giao dịch ký quỹ (tối đa 10:1 cho các cổ phiếu riêng lẻ), CAPEX cho phép nhà giao dịch tham gia thị trường chứng khoán thông qua CFD.
  • Giao dịch khoản chênh lệch: Khi giao dịch cổ phiếu Amazon CFD, trader không bị ràng buộc vào tài sản cơ bản mà vào sự tăng/giảm của giá Nasdaq: AMZN. Về mặt chiến lược, giao dịch trực tuyến với CFD không có gì khác biệt so với giao dịch truyền thống, nhà đầu tư CFD có thể mua hoặc bán, đặt lệnh dừng lỗ/chốt lời và áp dụng chiến lược dịch phù hợp với mục tiêu của họ.
  • Phân tích giao dịch toàn diện: Nền tảng dựa trên trình duyệt cho phép các nhà giao dịch định hình phân tích và dự báo thị trường của họ bằng các chỉ báo kỹ thuật hiệu quả. CAPEX cung cấp các bản cập nhật thị trường trực tiếp và các định dạng biểu đồ khác nhau, phù hợp với máy tính để bàn, hệ điều hành iOS và Android.
  • Tập trung vào an toàn: CAPEX đặc biệt chú trọng đến anh ninh và bảo mật:
  • sc.capex.com là một trang web được điều hành bởi KW Investments Limited, được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Seychelles theo giấy phép số SD020.
  • capex.com được điều hành bởi Key Way Investments Ltd, được ủy quyền và quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC) theo giấy phép số 292/16.
  • za.capex.com được điều hành bởi JME Financial Services (Pty) Ltd, được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan quản lý khu vực tài chính Nam Phi (FSCA) theo giấy phép số 37166.
  • ae.capex.com được điều hành bởi Key Way Markets Ltd, được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính Thị trường Toàn cầu Abu Dhabi (ADGM) theo giấy phép số 190005.
  • Global partnerships: CAPEX tự hào là Nhà tài trợ của Juventus, một trong những câu lạc bộ bóng đá uy tín nhất trên thế giới, chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Ý với một di sản vững chắc và cống hiến cộng đồng.

Giao dịch cổ phiếu Amazon cùng Capex

5. Cập nhật những tin tức mới nhất về cổ phiếu Amazon 

Nhận tin tức và bản tin chứng khoán mới nhất của Amazon (Nasdaq: AMZN) để giúp nhà giao dịch đưa ra các quyết định giao dịch và đầu tư kip thời. 

Lịch sử của Amazon

1994: Chọn tên

Jeff Bezos đã chọn "Amazon" vì tính “độc và lạ’ của nó hoàn toàn giống như hình dung của ông về dự án Internet sắp triển khai. Jeff chỉ ra rằng sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới, và ông muốn biến hiệu sách của mình thành cửa hàng sách lớn nhất thế giới.

1997: Thu hút công chúng tham gia

Với giá 1,96 USD mỗi cổ phiếu (điều chỉnh từ 18 USD sau khi chia tách cổ phiếu), Amazon đã lên sàn chứng khoán với mức vốn hóa 300 triệu USD. Nếu nhà đầu tư bỏ 1.000 USD vào cổ phiếu Amazon năm 1997, thì chúng sẽ có giá trị hơn 1.137.000 USD vào cuối năm 2019.

Với sự nổi lên nhanh chóng của Amazon, doanh nghiệp này nhanh chóng bị một số đối thủ cạnh tranh lớn hơn nhắm tới, điển hình là vụ kiện của Barnes & Noble và Walmart ngay sau khi niêm yết.

1999: Amazon cho phép người bán bên thứ ba

Amazon đã bước vào một thị trường hoàn toàn mới  khi cho phép các nhà bán lẻ bên thứ ba bán sản phẩm trên trang web. Ban đầu, trang web đóng vai trò như một kênh trung gian giúp người mua hàng xác định vị trí các sản phẩm hiếm và không phổ biến và các mặt hàng đặc sản, nhưng dần đà phát triển thành nhiều sản phẩm và dịch vụ khác. Trong bốn tháng đầu tiên, có hơn 250.000 khách hàng mua các sản phẩm của bên thứ ba trên Amazon.

2005: “Priming” chương trình khách hàng thân thiết khéo léo

Vào năm 2005, Jeff Bezos đã công bố một chương trình khách hàng thân thiết cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí trong hai ngày cho bất kỳ đơn hàng nào, cùng với các đặc quyền và lợi ích khác chỉ với 79 USD mỗi năm. Prime là một thành công lớn với 112 triệu thành viên trên toàn cầu.

“Phát súng đầu tiên” - Amazon Prime đã nâng cao niềm tin của khách hàng đối với công ty. Ngay từ những ngày đầu thành lập Amazon, Bezos đã đặt mục tiêu là sự hài lòng tuyệt đối của khách hàng, và Prime đã “hiện thực hóa” ý tưởng đó. Sự tiện lợi và khả năng tiếp cận hàng hóa mà Prime cung cấp - chưa kể đến các lợi ích khác, bao gồm cả TV và âm nhạc – đều nhằm mục đích đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng của Amazon.

Vào năm 2019, trung bình thành viên Amazon Prime ở Hoa Kỳ đã chi 1.400 USD cho Amazon.

2015: Nâng tầm

Amazon đã phát triển Echo (và các tính năng Alexa của nó) kể từ năm 2011 và các thiết bị này được phát hành vào tháng 6 năm 2015. Nhiều người bị hấp dẫn bởi khái niệm trợ lý ảo trong nhà, nhưng ít ai ngờ rằng nó sẽ trở nên phổ biến như thế nào.

Echo Dot là tiện ích hỗ trợ Alexa phổ biến nhất, nhưng Amazon gần đây đã bắt đầu tích hợp Alexa với nhiều thiết bị gia đình thông minh và cập nhật các chức năng của Alexa một cách thường xuyên. Amazon đã bán được hơn 100 triệu thiết bị hỗ trợ Alexa và dự kiến ​​doanh số bán hàng sẽ tiếp tục tăng nhanh.

2020: Điều hướng Covid-19

Hầu hết các công ty đều ảnh hưởng bởi đại dịch Coronavirus trên khắp thế giới, Amazon cũng không ngoại lệ. Amazon đã bị trừng phạt vì không bảo vệ người lao động, vì đã đi đầu trong việc chuyển đổi lớn người tiêu dùng sang Thương mại điện tử và. Covid-19 và các phân nhánh của nó dường như có tác động thay đổi Amazon hơn bất kỳ sự kiện nào khác trong lịch sử hình thành và phát triển.

* Cập nhật lần cuối: Tháng 11 năm 2021. Nguồn: Britannica, Wikipedia

Tin tức mới nhất về cổ phiếu Amazon (Nasdaq: AMZN)

disclaimers_articles

article_share_title

article_rating_title

awful
ok
great
awesome

read_more

Miguel A. Rodriguez
Miguel A. Rodriguez
financial_writer

Miguel worked for major financial institutions such as Banco Santander, and Banco Central-Hispano. He is a published author of currency trading books.